VMware vCenter Update Manager

VMware vCenter Update Manager

vCenter Update Manager là một plug-in cho Server vCenter giúp người dùng quản lý máy chủ ESX/ESXi và các máy ảo được cập nhật đầy đủ. vCenter Update Manager cung cấp các chức năng sau đây:
Giá: Liên Hệ
Số lượng: - +
0 Đánh giá

vCenter Update Manager cung cấp các chức năng sau đây

Quét để xác định hệ thống có tương thích với các bản cập nhật mới nhất.

- Các quy tắc do người dùng định ra để xác định những hệ thống đã quá hạn.

- Tự động cài đặt các bản vá lỗi cho các máy chủ ESX/ESXi.

- Tích hợp đầy đủ với các tính năng khác như Distributed Resource Scheduler...

- Hỗ trợ vá lỗi cho hệ điều hành Windows và Linux.

- Hỗ trợ bản vá lỗi cho các ứng dụng Windows trong máy ảo.

Ảo hóa cung cấp tính sẵn sàng cao cho các ứng dụng quan trọng và hợp lý hóa việc triển khai, di chuyển ứng dụng. Ảo hóa có thể đơn giản hóa hoạt động CNTT cho người dùng và doanh nghiệp, giúp thích nghi nhanh hơn với những nhu cầu thay đổi trong kinh doanh. 

Có 2 hình thức ảo hóa máy chủ

  • Virtualization Management layer: đây là hình thức ảo hóa ban đầu của máy chủ. Chúng ta thường gọi là “hosted”. Như hình bên dưới thể hiện, chức năng ảo hóa được xây dựng trên một nền OS thông dụng. Một số sản phẩm thông dụng: Microsoft´s Virtual PC, and VMWare´s Workstation.
  • Dedicated Virtualization: Hình thức ảo hóa này thường được gọi là “bare-metal”, được chạy trực tiếp trên phần cứng của máy chủ. Vì vậy sẽ giúp sử dụng tài nguyên máy chủ tối ưu hơn là hình thức “hosted”, tốc độ xử lý nhanh hơn. Các sản phẩm thông dụng: ESX, Xen, and Hyper-V.

CÁC BẤT LỢI CỦA GIẢI PHÁP TRUYỀN THỐNG

Giảm chi phí đầu tư phần cứng: Để đáp ứng những yêu cầu không ngừng về việc triển khai, phát triển các dịch vụ và ứng dụng mới, các tổ chức cần phải tiếp tục tăng thêm số lượng máy chủ. Tuy nhiên, khi càng nhiều máy chủ thì những vấn đề khó khăn lại càng rõ hơn:

  • Chi phí tăng: Việc mua thêm máy chủ mới sẽ bao gồm chi phí mua máy chủ và các loại chi phí khác: nguồn điện, cooling, không gian đặt máy chủ trong,…
  • Hiệu quả đầu tư thấp: Với mỗi một máy chủ dành riêng cho một ứng dụng x86 (tải thấp) sẽ làm năng suất hoạt động của CPU chỉ khoảng 5-15%.
  • Giảm khả năng quản lý: Khó quản lý hơn khi ngày càng nhiều máy chủ và ứng dụng trong một môi trường phức tạp với nhiều loại hệ điều hành, những phần cứng, những loại máy chủ khác nhau.
  • Hiệu quả công việc giảm: Nhân viên IT sẽ tập trung nhiều thời gian hơn cho việc triển khai máy chủ, cấu hình, giám sát và bảo trì. Vì vậy không còn tập trung nhiều vào các hoạt động, các dự án giúp nâng cao cấp độ hạ tầng thông tin.

CÁC LỢI ÍCH CỦA GIẢI PHÁP ẢO HÓA

Giải pháp ảo hóa giải quyết vấn đề về chi phí và năng suất hoạt động của máy chủ bằng việc giảm chi phí phần cứng và vận hành đến 50%, sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên thông qua ảo hóa. Đồng thời cũng giúp triển khai các máy chủ nhanh chóng, dễ dàng và tự động quản lý các tài nguyên trong máy chủ tối ưu hơn như:

  • Đơn giản hóa việc quản lý hạ tầng bằng cách quản lý tập trung.
  • Tự động hóa việc quản lý các nguồn tài nguyên máy chủ giúp các nhân viên IT không còn tốn quá nhiều thời gian vào việc quản lý các máy chủ mà sẽ tập trung vào những ứng dụng và dịch vụ mới mang lại lợi ích cho người dùng và tổ chức.
  • Giảm đến 50% chi phí trang bị các thiết bị mới như máy chủ, nguồn, hệ thống làm lạnh… bằng việc tăng hiệu quả hoạt động của các máy chủ hiện tại.

Các tính năng của giải pháp ảo hóa

Bảo vệ dữ liệu an toàn

 Giải pháp ảo hoá đảm bảo việc sao lưu, khôi phục những dữ liệu, ứng dụng, dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng và linh động, đáp ứng được các yêu cầu về thời gian và dữ liệu cần phục hồi như:
  • Phục hồi dữ liệu nhanh và đơn giản
  • Đơn giản hóa việc bảo vệ dữ liệu một cách toàn diện.
  • Cho phép thực hiện sao lưu dự phòng tập trung các máy ảo mà không ảnh hưởng đến người dùng, ứng dụng

Tính sẵn sàng cao

Với ảo hoá mang lại cho doanh nghiệp một giải pháp giúp hệ thống đạt được độ tin cậy rất cao với chi phí thấp hơn và lại dễ dàng triển khai, quản lý như:
  • Cung cấp khả năng sẵn sàng cao (HA) với sự độc lập về phần cứng, hệ điều hành và ứng dụng.
  • Không cần ngừng hệ thống khi phải thực hiện những nhiệm vụ bảo trì thông thường: nâng cấp phần cứng, cập nhật hệ điều hành, firmware,…
  • Khả năng tự động khởi động lại (restart) khi gặp lỗi.
  • Giảm thời gian ngừng hệ thống (downtime) vì những lý do chủ quan: bảo trì, nâng cấp phần cứng, phần mềm, di dời máy chủ,…mà không gây ảnh hưởng đến các ứng dụng và dịch vụ đang chạy trên các máy chủ, cho phép các máy ảo có thể dễ dàng di chuyển qua lại giữa các máy chủ vật lý khác nhau trên những thiết bị lưu trữ khác nhau.
  • Ngăn chặn việc dừng hệ thống do các nguyên nhân khách quan như lỗi phần cứng và phần mềm. Môi trường ảo hoá xây dựng sẵn các tính năng hỗ trợ rất hiệu quả khả năng chịu đựng lỗi.
  • Giúp khôi phục nhanh chóng khi máy chủ vật lý lỗi. Các máy vật lý được nhóm (group) lại với nhau, tạo thành một khối – cluster, chia sẻ với nhau các nguồn tài nguyên (CPU, RAM, Network..) và giúp chịu đựng lỗi lẫn nhau.

Tính năng phòng chống thảm họa

  • Phục hồi nhanh: Ảo hóa giúp dễ dàng copy, clone các tài nguyên hệ thống nên thời gian phục hồi được cải thiện đáng kể.
  • Giải pháp phục hồi sau thảm họa luôn sẵn sàng và đạt độ tin cậy cao vì dễ kiểm tra, đánh giá hơn.
  • Giảm chi phí xây dựng một giải pháp Disaster Recovery nhờ sử dụng các máy ảo là phần cứng độc lập, có thể chạy trên bất kỳ những máy chủ vật lý x86 thông thường mà không cần chỉnh sửa, cấu hình lại. Vì vậy có thể sử dụng bất kỳ máy chủ nào ở DR site mà không bắt buộc phải mua phần cứng giống như ở Production site.

Giải pháp ảo hóa sử dụng tài nguyên điện toán từ các máy chủ kết hợp với công nghệ ảo hóa để tạo ra hệ thống các máy trạm,chính là các máy ảo. Xây dựng giải pháp ảo hóa là một tổ hợp các yếu tố kết hợp với nhau thành cùng một hệ thống như sau:

Xây dựng cấu hình máy cho giải pháp ảo hóa 

Hệ thống máy chủ (Physical Server)

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là hệ thống máy chủ gồm các máy chủ có cấu hình mạnh mẽ để đáp ứng đủ các nhu cầu điện toán (CPU, memory, network, IO…) cho hệ thống các máy trạm là các máy ảo.              

server

Tùy theo phần mềm ảo hóa sử dụng, bạn có thể chạy máy chủ ảo hóa trên CPU 4 hoặc 6 nhân vì hầu hết máy chủ ảo hóa được vận hành gần như ở trạng thái duy trì (idle) trong phần lớn thời gian. Khi máy chủ ảo hóa bắt đầu chạy, tài nguyên của chúng có khuynh hướng chia ra cho CPU, RAM, đĩa cứng và truy xuất mạng vào ra, trong đó chỉ một số máy chủ ảo yêu cầu tài nguyên CPU đáng kể. Bằng cách tận dụng ưu điểm này, bạn có thể phối hợp chặt chẽ nhiều máy chủ vật lý trên cùng một máy chủ lưu trữ duy nhất. Khi chọn phần cứng nên chọn CPU đa nhân và có tốc độ xung nhịp lớn dành cho máy chủ lưu trữ; nếu bạn chọn giữa CPU 4 nhân tốc độ 2,93 GHz và CPU 6 hoặc 12 nhân tốc độ 2,4GHz, bạn nên chọn CPU 6 hoặc 12 nhân vì khả năng chia tải máy chủ ảo trên CPU đa nhân nhanh hơn, hiệu suất hoạt động đồng bộ hơn trên tất cả máy chủ ảo.

RAM

Xem thêm RAM

+ Dung lượng: chọn ram thì cần biết server đó có thể chạy được bao nhiêu GB RAM,ví dụ như bạn cần cài đặt ram server 256 GB mà Main và CPU chỉ hỗ trợ có 196 GB thì không hợp lý. Ngoài ra dung lượng trên từng thanh RAM bạn cần tính toán kỹ, ví dụ như bạn 32 GB dùng 4 thanh 8GB sẽ khác với 32GB dung 8 thanh 4GB,vì với 8 thanh 4GB tốc độ sẽ cao hơn vì Bandwidth lúc này được tăng gấp đôi, tuy nhiên nếu sau này mở rộng nếu số lượng slot ít thì 4 thanh 8GB lại tốt hơn

ram

+ Bus: Với RAM bus càng lớn đồng nghĩa với hiệu năng sẽ được tăng lên, ví dụ 1 cây RAM bus 667 và 1 cây ram bus 1333 thì đương nhiên cây bus 1333 tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với cây bus 667 .

CPU

 CPU hỗ trợ cho ảo hóa thì 1 điều kiện kiên quyết phải có là CPU phải hỗ trợ Hyper-Threading. Hiện thị trường CPU cho server có 2 loại phổ biến là Intel và AMD, tuy nhiên đại đa số doanh nghiệp sử dụng Intel. Việc chọn CPU đồng thời cũng quyết định luôn việc đầu từ RAM của bạn, có nghĩa là CPU hỗ trợ tối đa bao nhiêu GB RAM và hỗ trợ loại RAM chạy công nghệ EEC hay không, hay RAM hỗ trợ là loại RAM nào

Power Supply (Nguồn)

Nếu nguồn không ổn định, chập chờn thì server sẽ giảm tuổi thọ, thậm chí có thể chết máy bất cứ lúc nào. Nên khi chạy bạn cần tính công suất chạy của máy bao gồm số lượng RAM, ổ cứng và các card mở rộng là bao nhiêu từ đó tính được công suất phù hợp, với các dòng server cao cấp như: HP, DELL, IBM hay SUPERMICRO thì bạn có thể yên tâm vì đã được các nhà sản xuất, chỉ cần ốp cấu hình là có thể chạy rồi.

Card mạng

Máy chủ vật lý thường chỉ dùng 1 hay 2 card mạng để hỗ trợ toàn bộ môi trường ảo hóa, nhưng nếu bộ chuyển mạch mạng (switch) cho phép bạn gộp đường kết nối để tăng băng thông cho máy chủ ảo thì sẽ tạo một card mạng ảo lớn hơn, hỗ trợ nhiều băng thông hơn cho người dùng và cho các máy chủ vật lý khác trên mạng. Nhiều bộ chuyển mạch tầm trung hỗ trợ tính năng này. Nếu bộ chuyển mạch mạng thiếu tính năng gộp đường kết nối, bạn có thể dành một card mạng cho một máy chủ có tải nhiều nhất, ít nhất là 4 card mạng gigabit cho máy chủ vật lý.

Hard Disk ( Ổ cứng) để cài ESXI

Với phần mềm ảo hóa vmware bản quyền việc chạy Platform (ESXI) không cần đòi hỏi việc bạn phải đầu tư ổ cứng thật xịn, thậm chí có thể cài trên flash usb, ngoài ra để chạy Hypervisor ESXI chỉ cần 2 ổ cứng 10k hoặc 15k dung lượng 146 chạy RAID 1 là có thể chạy được.

Hệ thống phần mềm ảo hóa

Khi một loạt các hệ thống phần cứng được tính toán cài đặt, giống như phần xác vậy, đương nhiên linh hồn của các giải pháp ảo hóa chính là phần mềm ảo hóa, nó sẽ gắn kết các phần cứng lại với nhau và tạo nên một hệ thống hoạt động. Các máy chủ sẽ được ảo hóa để tạo môi trường cho hàng loạt các máy trạm hoạt động. Bên cạnh đó là chức năng quản lý, triển khai, cấp phát, thu hồi các máy trạm và thực thi các chính sách trong quá trình sử dụng của người dùng khi kết nối đến hệ thống các máy trạm này. Nhìn chung phần mềm ảo hóa VMWARE vẫn là ông lớn thống trị trong ngành ảo hóa này bởi nó tương thích với hầu hết các hệ điều hành hiện có như Windows hay Linux, có hỗ trợ các giao thức mạng cơ bản như 802.1q (VLAN-TRUNKING), IEEE 802.3ad (Group Port), Private VLAN,…

Hệ thống lưu trữ (SAN Storage)

Hệ thống lưu trữ cung cấp môi trường lưu trữ tập trung cho các máy trạm ảo hóa. Việc tổ chức các máy trạm nằm tập trung đòi hỏi những yêu cầu lớn về năng lực cho hệ thống lưu trữ. Hơn nữa, khả năng chia sẻ các phân vùng của hệ thống SAN là cần thiết để đảm bảo độ ổn định, vững bền và nâng cao tính sẵn sàng cho sự hoạt động của hệ thống.

Hiện nay về cơ bản có 2 loại 1 là SAN( Storage Area Network) và NAS(Network Attached Storage)

SAN thường dành cho doanh nghiệp lớn vì chi phí đầu tư cho SAN là rất cao, còn với NAS giá thành mềm hơn nên phù hợp hơn với những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Về nguyên tắc hoạt động giữa SAN và NAS là khác nhau hoàn toàn, với NAS mọi thứ dựa trên network, còn SAN thì chạy trên Fibre Channel là chính.

Thiết bị đầu cuối

Người dùng sử dụng các thiết bị được cài đặt phần mềm chuyên dụng để truy cập từ xa tới các máy trạm. Các thiết bị đầu cuối giờ đây chỉ là phương tiện tạo kết nối từ xa đến các máy trạm cho người dùng, vì vậy các yêu cầu về năng lực phần cứng cho thiết bị đầu cuối này sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với các máy cá nhân được cấp cho người dùng trước đây (là các Thin Client), giúp tiết kiệm chi phí mua sắm sau này khi hệ thống được triển khai

Các máy tính truyền thống cũng có thể cài đặt các phần mềm kết nối để sử dụng làm thiết bị truy cập (là các Fat Client), đảm bảo khả năng tương thích và tận dụng các thiết bị của hệ thống cũ cho hệ thống mới

Xu hướng ảo hóa hạ tầng đang trở thành một phần tất yếu trong tương lai. Vdosoft.vn đề xuất một cấu hình tối thiểu chạy cho server đơn hoặc một nhóm máy chủ tập trung một cơ sở hạ tầng CNTT:

  • Chassis: 2U rack
  • CPU: 2 x 2.26GHz E5520 Xeon
  • Chipset: Intel 5520
  • Memory: 32GB 1066MHz UDIMM DDR3
  • Storage: 1GB SD card; 4 x 147GB Hitachi 10K SFF SAS hard disks in hot-swap carriers
  • RAID: Dell PERC 6/i with 256MB cache and BBU
  • Array support: RAID0, 1, 10, 5, 6
  • Expansion: 4 x PCI-e slots
  • Network: 4 x embedded Gigabit
  • Power: 2 x 570W Energy Smart hot-plug supplies
  • Management: iDRAC6 Standard with 10/100

Địa chỉ liên hệ: Công ty cổ phần dữ liệu trực tuyến Việt Nam

Tầng 2, số 61 Mễ Trì Thượng, Phường Mễ Trì,Quận Nam Từ Liêm,Thành Phố Hà Nội

Tel: 024 7305 6666 - 0936 300 136. Hotline: 1900 6891

Sản Phẩm Liên Quan